Quy hoạch phát triển điện lực các huyện và thành phố tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2012-2015 có xét đến 2020

 ThS. Nguyễn Hải Đông, Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.

   Kon Tum nằm ở vùng ngã ba Đông Dương (biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia), là nơi hội tụ các quốc lộ 40, quốc lộ 14, quốc lộ 24 nên có vị trí quan trọng về đầu mối giao lưu kinh tế. Mặt khác, do nằm ở đoạn gần cuối của dãy Trường Sơn, núi non hiểm trở bao quanh. Nên Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh đối với vùng Tây Nguyên miền Trung và cả nước.
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 6261/QĐ-BCT ngày 29/11/2011.Để đảm bảo việc phát triển đồng bộ giữa lưới điện cao và trung áp, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Công Thương Kon Tum phối hợp với Viện Năng lượng lập Quy hoạch phát triển điện lực các huyên Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plong và thành phố Kon Tum. 
   – Thành phố Kon Tum là trung tâm văn hóa chính trị xã hội của tỉnh Kon Tum, là đầu tầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong thời gian tới, việc mở rộng thành phố về phía Nam sẽ góp phần đô thị hóa khu vực lân cận thành phố, làm thay đổi diện mạo thành phố Kon Tum khang trang hiện đại hơn.
   – Ngày 25 tháng 03 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ký ban hành quyết định số 493/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Kon Tum giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020” do Viện Năng Lượng lập với những nội dung chính như sau:
    + Mục tiêu của Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Kon Tum là đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa hệ thống điện mang tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện cung cấp cho phụ tải với chất lượng điện tốt nhất, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Quy hoạch đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế, độ tin cậy trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng hệ thống; phải phù hợp trước mắt và lâu dài và tuân thủ nền Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh mới được phê duyệt.

    + Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn thành phố được dự báo tăng trưởng bình quân 12%/năm giai đoạn 2012-2015 và 13%/ năm giai đoạn 2016-2020. Công suất cực đại Pmax năm 2015 và năm 2020 lần lượt là 38MW và 67MW. Trong giai đoạn này xây dựng mới 146 trạm biến áp phân phối với tổng công suất đặt là 53.280kVA và cải tạo nâng công suất 87 trạm biến áp với tổng công suất là 29.200kVA; xây dựng mới 98,45km đường dây trung áp trong đó có 21,6km đường dây cáp cáp ngầm (tỷ lệ cáp ngầm đến năm 2020 là 5%); cải tạo 51,13 km đường dây trung áp. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện TP Kon Tum là 391,434 tỷ đồng. 
Xem bài đầy đủ 

 ThS. Nguyễn Hải Đông

 

Facebook
Twitter
LinkedIn