Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ I-197 “Đánh giá tổng thể ảnh hưởng đến môi trường từ các hoạt động của các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường”

Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện trên một lưu vực sông nhưng chưa đưa ra được những tác động điển hình, mang tính đại diện cho cả Vùng Kinh tế hoặc cả lưu vực. Hơn nữa, với các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành chưa có một nghiên cứu đánh giá tác động nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả và những vấn đề môi trường phát sinh bởi nhà máy. Xuất phát từ thực tế cần biết rõ những tác động môi trường đang nảy sinh ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, Nhiệm vụ “Đánh giá tác động tổng thể ảnh hưởng đến môi trường từ các hoạt động của các nhà máy thủy điện khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường” đã thực hiện điều tra, đánh giá thực trạng của các nhà máy và lưu vực sông ở khu vực này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển thủy điện bền vững trong tương lai.

1. Phạm vi và phương pháp thực hiện nhiệm vụ
Phạm vi nghiên cứu là “Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên” và đối tượng nghiên cứu là “Các dự án thủy điện đang hoạt động”, trong đó chọn ra 10 đối tượng nghiên cứu điển hình có những đặc điểm nổi bật về các tác động môi trường và đại diện cho các lưu vực và vùng địa trí địa lý từ Bắc vào Nam như sau: (1) NMTĐ Hương Điền, đại diện cho các dự án thuộc lưu vực Bắc Trung bộ có ảnh hưởng về chất lượng nước sông, vấn đề bồi lắng hạ lưu và vấn đề quy hoạch lưu vực. (2) Đắk Mi 4, đại diện cho vấn đề về xung đột nguồn nước, vấn đề môi trường hạ lưu. (3) A Vương, đại diện cho vấn môi trường xã hội sau tái định cư. (4) Sê san 4, Đại diện về những lợi ích do thủy điện mang lại, vấn đề mất rừng. (5) Sông Ba Hạ, điển hình về vấn đề mất rừng, dòng chảy hạ lưu và vấn đề môi trường xã hội trên lưu vực sông Ba và vấn đề quy hoạch lưu vực. (6) An Khê – Ka Nắk: điển hình cho vấn đề dòng chảy hạ lưu, xung đột nguồn nước, lũ lụt trên lưu vực sông Ba và vấn đề quy hoạch lưu vực. (7) Buôn Tua Srah, điển hình cho vấn đề xói lở hạ lưu và vấn đề quy hoạch lưu vực. (8) Buôn Kuốp, điển hình cho vấn đề xói lở hạ lưu, vấn đề môi trường xã hội sau tái định cư và vấn đề quy hoạch lưu vực. (9) Sêrêpôk 3, điển hình cho vấn đề xói lở hạ lưu, vấn đề môi trường xã hội sau tái định cư và vấn đề quy hoạch lưu vực. (10) Sêrêpôk 4: điển hình cho lợi ích của thủy điện và những đổi mới trong chính sách đền bù tái định cư mới và vấn đề quy hoạch lưu vực.
Phương pháp luận được lựa chọn cho nhiệm vụ là phương pháp khảo sát tại văn phòng và khảo sát thực tế hoạt động của các nhà máy để nhận định và đánh giá. Sau đó thực hiện tham vấn các bên liên quan để nhận định và phân tích sâu nguyên nhân của từng vấn đề đang diễn ra tại nhà máy thủy điện và các lưu vực thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Từ đó dự báo xu thế của những vấn đề môi trường của từng nhà máy và của cả lưu vực để đề xuất biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Xem bài đầy đủ

 

Facebook
Twitter
LinkedIn