Các giải pháp năng lượng tổng thể hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam

TSKH. Trần Kỳ Phúc, Email: phuckt@viennangluong.vn; TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Email: hungnn@viennangluong.vn – Viện Năng lượng, Bộ Công Thương

Tóm tắt:
Trong quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa và xây dựng hạ tầng kinh tế – kỹ thuật diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng cũng ngày càng tăng nhanh. Việc đảm bảo an ninh năng lượng đối mặt với nhiều thách thức khi các nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống suy giảm và tăng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Chính vì vậy, việc đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện các mục tiêu và các cam kết quốc tế, quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam là một tiến trình tất yếu.

Trong quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa và xây dựng hạ tầng kinh tế – kỹ thuật diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng cũng ngày càng tăng nhanh. Việc đảm bảo an ninh năng lượng đối mặt với nhiều thách thức khi các nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống suy giảm và tăng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Chính vì vậy, việc đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện các mục tiêu và các cam kết quốc tế, quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam là một tiến trình tất yếu.

 

Từ khóa: chuyển dịch năng lượng, phát thải ròng bằng 0, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, lưu giữ carbon

1. Giới thiệu
Trong giai đoạn 2010-2020, nhu cầu năng lượng Việt Nam được dẫn dắt bởi một loạt các yếu tố: hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng dân số và đô thị hóa, cơ giới hóa giao thông vận tải, mức sống dân cư và tăng cường tiếp cận năng lượng. Số liệu ở Bảng thể hiện diễn biến một số chỉ số kinh tế năng lượng cơ bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2010-2020.

Bảng: Các chỉ tiêu kinh tế năng lượng chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Có thể thấy, giai đoạn 2011-2020, tổng tiêu thụ NLCC tăng bình quân 5,2%/năm, từ 39,8 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) lên 66,0 triệu TOE vào năm 2020. Giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng tổng NLCC cao hơn giai đoạn 2011-2015 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,8%. Năm 2020, tổng cung cấp NLSC của Việt Nam ước tính đạt 95.762 KTOE, chỉ tăng 1,5% so với năm 2019. Trong khi đó, cả giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ tăng trưởng là 10,7%/năm. Như vậy, tính chung lại cho cả giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tổng NLSC là 8,7%/năm.
Giai đoạn 2010-2020 đánh dấu bước chuyển mình của Việt Nam từ một quốc gia xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập khẩu ròng năng lượng vào năm 2015 với tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu ròng năng lượng trong tổng NLSC ở mức 8,4%. Mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng nhanh, lên đến 48% vào năm 2020 do sản lượng nhập khẩu than cho sản xuất điện và sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Mức độ đa dạng hóa nguồn cung NLSC, do đó, cũng đang có xu hướng kém đa dạng hóa, trở nên phụ thuộc vào than. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến an ninh cung cấp năng lượng của Việt Nam trong dài hạn.
Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách có liên quan, trong đó những văn kiện pháp lý quan trọng nhất có thể kể đến như: Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010; Luật Bảo vệ môi trường 2020; Quyết định số 2068/QĐ-TTg, ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 896/QĐ-TTg, ngày 26/7/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Những văn kiện pháp lý này đã tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc để tạo lập tiền đề cho Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới và đáp ứng các cam kết của Việt Nam tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Với cam kết này, Việt Nam cũng xác định đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Do đó, giảm phát thải khí nhà kính (KNK), chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

còn nữa …xem bài viết đầy đủ  file 1.pdf

Facebook
Twitter
LinkedIn