Lĩnh vực hoạt động của Viện

1) Nghiên cứu chiến lược, chính sách và qui hoạch phát triển năng lượng quốc gia

– Tham mưu hoạch định chiến lược, chính sách phát triển năng lượng;
– Tham gia lập, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp lý về các hoạt động năng lượng;
– Lập, tham gia lập Tổng sơ đồ phát triển năng lượng Quốc gia và giám sát, theo dõi đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, tham mưu cho Bộ Công Thương các giải pháp điều hành kịp thời;
– Lập, tham gia lập Tổng sơ đồ phát triển điện lực Quốc gia;- Lập, tham gia lập Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo Quốc gia;
– Lập, tham gia lập Tổng Sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
– Lập, tham gia lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành năng lượng;
– Lập, tham gia lập quy hoạch phát triển điện lực cho các vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp và khu dân cư trong phạm vi cả nước và các nước trong khu vực;
– Lập, tham gia lập quy hoạch đấu nối các nhà máy điện, các đường dây truyền tải liên kết với các nước láng giềng vào hệ thống điện Việt Nam.
– Lập, tham gia lập qui hoạch phát triển nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân;
– Lập, tham gia lập quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo;- Lập, tham gia lập Tổng sơ đồ điện khí hóa nông thôn Quốc gia;
– Xây dựng ngân hàng dữ liệu năng lượng phục vụ điều hành của Bộ, là đầu mối cung cấp dữ liệu năng lượng cho các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, các định mức, các đơn giá cơ sở, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, nghiên cứu biên soạn các quy trình, quy phạm phục vụ cho phát triển ngành năng lượng.

2) Nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và phát triển năng lượng
a) Về lĩnh vực năng lượng chung

– Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và đánh giá tiềm năng, trữ lượng các nguồn năng lượng;
– Triển khai ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực phát triển năng lượng;
– Nghiên cứu KH&CN về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng;- Nghiên cứu khả năng phát triển trao đổi năng lượng với các nước trong khu vực;
– Nghiên cứu, dự báo nhu cầu năng lượng, kinh tế năng lượng;
– Nghiên cứu các vấn đề về phát triển thị trường năng lượng;

b) Về lĩnh vực môi trường

– Nghiên cứu môi trường và biến đổi khí hậu trong phát triển năng lượng;
– Tiếp cận, triển khai nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý môi trường ở các nhà máy điện;
– Tiếp cận và triển khai thí điểm các giải pháp công nghệ về giảm phát thải CO2;- Đánh giá môi trường chiến lược và tác động môi trường các dự án;
– Thực hiện các nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường (không khí, chất lượng nước sông, hồ, ven biển, hệ sinh thái, sản lượng thủy hải sản, đời sống người dân… ) do ảnh hưởng của các dự án điện hoạt động;
– Thực hiện các nghiên cứu và đánh giá liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, kiểm toán môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu;
– Xây dựng cơ sở thí nghiệm khoa học, hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến môi trường như phòng phân tích hóa học để phân tích thành phần không khí, nước, khí thải … phòng thí nghiệm để thực hiện mô phỏng mô hình khuếch tán nhiệt.

c) Về nhiệt điện

– Nghiên cứu, nắm vững, làm chủ và áp dụng vào thực tế các công nghệ tiên tiến trong đốt than;
– Nghiên cứu công nghệ phòng ngừa, bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như công nghệ đốt than phát thải thấp, giảm phát thải khí nhà kính v.v…;
– Nghiên cứu sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng hoá thạch, sử dụng than anthracite của Việt Nam trộn với than nhập khẩu;
– Nghiên cứu, đề ra phương hướng nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện;
– Nghiên cứu khí hoá than.

d) Về điện hạt nhân

– Nghiên cứu công nghệ nhà máy điện hạt nhân; công nghệ xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân; công nghệ đảm bảo an toàn hạt nhân và an toàn phóng xạ;
– Nghiên cứu các giải pháp xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ;
– Nghiên cứu thị trường đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân; hỗ trợ cho việc đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân;
– Tiếp cận, triển khai nghiên cứu công nghệ và thiết bị lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến trên thế giới (lò nước áp lực, lò nước sôi);
– Nghiên cứu các phương pháp phân tích an toàn hạt nhân, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tham gia phân tích, đánh giá an toàn của nhà máy điện hạt nhân với các công nghệ lò phản ứng hạt nhân khác nhau; tính toán phát tán phóng xạ, tính toán liều chiếu …
– Tìm hiểu, nghiên cứu về tổ chức công việc quản lý dự án, công nghệ xây dựng lắp đặt nhà máy điện hạt nhân, cũng như quy trình vận hành, bảo dưỡng nhà máy;
– Đầu tư, mua bản quyền sử dụng và khai thác các chương trình tính toán trao đổi nhiệt, mô tả dòng chảy, sức bền vật liệu, các chương trình tính toán vật lý, thủy nhiệt, tính toán sự cố nặng cho nhà máy điện hạt nhân;- Nghiên cứu về truyền nhiệt, hiện tượng sôi, dòng 2 pha trong lò phản ứng hạt nhân;
– Nghiên cứu, đánh giá khả năng, năng lực trong nước hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình nội địa hóa thiết bị nhà máy điện hạt nhân;
– Xây dựng cơ sở thí nghiệm khoa học, hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến công nghệ và an toàn điện hạt nhân.

đ) Về thuỷ điện

– Nghiên cứu khai thác các công trình thủy điện đạt hiệu quả tổng hợp, đảm bảo an toàn công trình và hạ lưu;
– Nghiên cứu nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hoá trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình thủy điện;
– Thí nghiệm thuỷ lực các công trình thuỷ điện;- Xây dựng qui trình vận hành các hồ chứa, đập tràn, điều tiết lũ;
– Nâng cao hiệu suất vận hành các nhà máy thuỷ điện;
– Đánh giá an toàn đập và điều tiết lũ;- Nghiên cứu, thử nghiệm hiện trường các công trình thuỷ điện;
– Đánh giá môi trường các nhà máy thuỷ điện, đo đạc chất lượng nước, bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa…;
– Thiết kế, thí nghiệm, xây dựng các gam mẫu tua bin, thiết bị cho nội điạ hóa thuỷ điện;
– Thử nghiệm thiết bị điện thuỷ triều;- Sản suất các loại thiết bị thuỷ điện cực nhỏ;
– Tham mưu về quản lý an toàn đập và điều tiết lũ, quản lý thuỷ điện nhỏ;
– Triển khai nghiên cứu KH&CN về thủy điện tích năng, điện thủy triều.

e) Về năng lượng tái tạo

– Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất điện nối lưới;
– Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý và khai thác điện năng lượng tái tạo ngoài lưới;
– Nghiên cứu hoàn thiện các công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện Việt Nam;
– Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ các thiết bị năng lượng tái tạo;
– Nghiên cứu nội địa hóa các thiết bị năng lượng tái tạo và định hình thị trường công nghệ;
– Nghiên cứu, lồng ghép và áp dụng hiệu quả cơ chế CDM cho các dạng năng lượng tái tạo.

f) Về truyền tải và phân phối điện, kỹ thuật điện, vật liệu điện

– Nghiên cứu các cấp điện áp hợp lý, cấu hình lưới tối ưu, khả năng truyền tải điện một chiều điện áp cao và siêu cao, mạng điện thông minh;
– Bảo vệ chống quá điện áp nội bộ và chống sét cho đường dây và trạm biến áp, kết cấu tối ưu trạm biến áp cho từng vùng địa hình và loại phụ tải đặc trưng;
– Các thiết bị đóng cắt, bù phản kháng, chống sét, nối đất…;
– Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đo lường, giám sát, điều khiển, bảo vệ, quản lý vận hành;- Khai thác hiệu quả phòng thí nghiệm điện cao áp;
– Triển khai các nghiên cứu cơ bản:
+ Công nghệ Na –nô;
+ Công nghệ Laser và Plasma;
+ Công nghệ siêu dẫn ở nhiệt độ cao;
+Vật lý khí quyển như sét và nhiễu loạn khí quyển;
+ Các hiệu ứng điện trường và những ứng dụng của chúng;

3) Tư vấn và dịch vụ khoa học công nghệ

+ Khoa học vật liệu: vật liệu cách điện; vật liệu siêu dẫn; các loại vật liệu điện khác.
1. Tư vấn lập quy hoạch, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán, thiết kế chi tiết/ bản vẽ thi công (cho nhà thầu), thẩm định báo cáo/ hồ sơ thiết kế, tư vấn đấu thầu, giám sát thi công các công trình, bao gồm:
– Nhà máy điện hạt nhân;
– Nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện;
– Đường dây và trạm biến áp;
– Mạng lưới cấp điện các khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn;
– Năng lượng tái tạo;
– Sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện và bảo vệ chống sét cho các công trình công nghiệp và dân dụng;
– Công trình viễn thông;- Công trình công nghiệp và dân dụng.
2. Lập quy hoạch tiềm năng và phát triển thuỷ điện.
3. Tư vấn lập quy trình vận hành hồ chứa các nhà máy thuỷ điện, liên hồ chứa trên các lưu vực.
4. Tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các đề án quy hoạch phát triển ngành, các dự án/ công trình năng lượng và xây dựng, công nghiệp; thẩm định các báo cáo ĐMC và ĐTM.
5. Tư vấn và thực hiện các vấn đề về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, bảo tồn năng lượng, phát triển bền vững, kiểm toán và quản lý dữ liệu năng lượng;
6. Tư vấn thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch và các vấn đề về biến đổi khí hậu.
7. Tư vấn kiểm định, thí nghiệm, thử nghiệm các thiết bị và vật liệu điện, đo đạc và đánh giá các hiệu ứng từ trường.
8. Thí nghiệm mô hình thuỷ lực.
9. Tham gia hoặc làm đầu mối hợp tác với nước ngoài thực hiện các đề án về lĩnh vực năng lượng.
10. Lập các quy trình, định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, …trong các hoạt động năng lượng.
11. Khảo sát địa hình, địa chất các công trình/dự án năng lượng và công nghiệp, dân dụng.
12. Xây lắp các công trình năng lượng.

4) Lĩnh vực đào tạo và hợp tác khoa học công nghệ

– Tham gia đào tạo hoặc trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu ngành năng lượng theo nhiệm vụ được giao phù hợp với quy định của pháp luật;
– Trực tiếp hợp tác hoặc tham gia hợp tác với các cơ quan, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu phát triển ngành năng lượng theo quy định của pháp luật.
– Chuyển giao công nghệ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, linh kiện, dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện.

5) Các ngành nghề kinh doanh khác

– Liên doanh đầu tư các công trình năng lượng.
– Sản xuất và kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với năng lực của Viện.

Ban biên tập

Facebook
Twitter
LinkedIn