Kết quả nghiên cứu đánh giá hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thủy điện

ThS. Trần Vũ, ThS. Đinh Lê Phương Anh – Trung tâm Thủy điện – Viện Năng lượng
1. Mục tiêu của đề tài:
1) Xác định được danh mục các Tiêu chuẩn Việt Nam( TCVN ) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) liên quan đến các hoạt động xây dựng và quản lý khai thác các công trình thủy điện cần phải sửa đổi, bổ sung, biên soạn lại hoặc xây dựng mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và trình độ khoa học công nghệ ở trong nước và thế giới.
2) Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện các công việc trên và ước toán kinh phí thực hiện.

2. Nội dung và kết quả đạt được của đề tài:
1) Nghiên cứu tổng quan quá trình lịch sử xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ở nước ta trong gần sáu chục năm qua. Từ những bộ tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng được ban hành đầu tiên vào đầu những năm 1960 đều được biên dịch từ tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên Xô (cũ) hoặc của Trung Quốc, đến nay cả nước đã xây dựng và ban hành được khoảng 12.300 TCVN cùng hàng trăm QCVN thuộc mọi lĩnh vực. Liên quan đến công trình thủy điện, đề tài đã thu thập được 643 TCVN và 27 QCVN còn hiệu lực, trong đó có hàng chục tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của ISO, IEC, BS và ASTM.

Bảng 1: Tổng hợp các TCVN thuộc các lĩnh vực liên quan đến xây dựng công trình thủy điện đã thống kê và đang còn hiệu lực

TT Lĩnh vực tiêu chuẩn Tổng số Xây dựng mới sau 2007 Trước năm 2007
Chưa cập nhật Mới cập nhật
1 Quy hoạch xây dựng 01 0 0 01
2 Khảo sát xây dựng 45 05 38 02
3 Vật liệu xây dựng 204 04 198 02
4 Thiết kế xây dựng 121 12 108 01
5 Thi công xây dựng 103 15 87 01
6 Thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí và kết cấu thép 79 0 79 0
7 Quản lý, khai thác và bảo trì công trình 27 01 26 0
8 Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động 63 0 63 0

Tổng cộng:

643 37 599 07

Bảng 2: Tổng hợp số lượng TCVN thuộc các lĩnh vực và thời gian ban hành

Lĩnh vực tiêu chuẩn

Số lượng tiêu chuẩn theo thời gian ban hành

Tổng số

Trước 1979

1979-1983

1984-1988

1989-1993

1994-1998

1999-2003

2004-2008

2009-2013

2014-2018

1. Quy hoạch xây dựng

1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

2. Khảo sát xây dựng

45

0

0

2

1

0

0

0

35

7

3. Vật liệu xây dựng

204

11

06

25

28

19

21

28(1)

60

6

4. Thiết kế xây dựng

121

7

1

21

6

13

4

3 (1)

53

13

5. Thi công xây dựng

103

0

1

7

10

2

1

0

66

16

6. Thiết kế, chế tạo cơ khí, kết cấu thép

79

1

1

6

13

12

7

4 (1)

35

0

7.Quản lý, khai thác và bảo trì công trình.

27

0

2

1

1

1

0

2 (2)

19

1

8. Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động

63

7

4

5

15

2

2

11(6)

17

0

Tổng cộng:

643

26

15

67

74

49

35

48(11)

285

44

Tỷ lệ %

100

4,04

2,33

10,42

11,51

7,62

5,44

7,47

44,32

6,84

CHÚ THÍCH: Chữ số trong ngoặc đơn là số lượng tiêu chuẩn được ban hành sau ngày Luật số 68 có hiệu lực

Bảng 3: Tổng hợp số lượng QCVN đã được ban hành đến hết ngày 23/8/20

TT

Bộ ban hành QCVN

Số lượng QCVN

Ghi chú

Tổng số

Liên quan đến đề tài

1

Công Thương

40

06

 

2

Xây dựng

24

07

 

3

Tài nguyên và Môi trường

72

05

 

4

Nông nghiệp và PTNT

182

04

 

5

Khoa học Công nghệ

10

01

 

6

Lao động, Thương binh và Xã hội

23

03

 

7

Quốc phòng

10

01

 

8

Các bộ khác

293

0

 

 

Tổng cộng:

654

27

 

2) Hiện nay cả nước có khoảng 400 hồ thủy điện và thủy lợi – thủy điện đang vận hành trên tổng số gần 10.000 hồ chứa nước các loại, trong đó có 37 hồ thủy điện có công suất lắp máy từ trên 100 MW trở lên. Với số lượng hồ chứa lớn như thế, việc điều tra khảo sát tất cả các công trình hồ thủy điện là không thể. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp điều tra đại diện. Nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc lựa chọn công trình điển hình, phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của các nguyên tắc đó, đề tài đã lựa chọn được 13 công trình hồ chứa thủy điện và thủy lợi – thủy điện điển hình về quy mô (cấp công trình), về chức năng nhiệm vụ, về loại hình đập dâng nước tạo hồ và đại diện cho các vùng miền trong cả nước.

Bảng 4: Một vài thông số chính của các công trình thủy điện và thủy lợi – thủy điện đã điều tra nghiên cứu

TT

Công trình

Flv (km2)

Đập chính

Vh

(106 m3)

Nlm

(MW)

E năm

(109 kWh)

Cao (m)

Loại đập

1

Thác Bà

6.430

48,0

Đất

2.490,0

108

0,400

2

Hòa Bình

51.700

128,0

Đá đổ

9.862,0

1.920

8,160

3

Sơn La

43.760

138,1

RCC

9.260,0

2.400

10,227

4

Lai Châu

2.600

137,0

RCC

1.215,1

1.200

4,693

5

Văn Chấn

1.220

46,2

RCC

5,1

57

0,246

6

Bản Vẽ

8.700

137,0

RCC

1.830,0

320

1,000

7

Tả Trạch

717

60,0

Đất đá

646,0

19,5

0,080

8

A Vương

3.224

83,0

RCC

343,5

210

0,807

9

Định Bình

826

54,55

RCC

226,2

6,6

0,066

10

Trị An

14.776

40,0

Đất

2.765,0

400

1,760

11

Thác Mơ

2.200

50,0

Đất đá

1.360,0

225

0,915

12

Hàm Thuận – Đa Mi

2.280

93,5

Đá đổ

695,2

475

1,555

13

Ya ly

7.455

71,0

Đá đổ

1.037,1

720

3,680

3) Kết quả điều tra đánh giá kết quả áp dụng các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động xây dựng công trình thủy điện ở nước ta cho thấy:
a) Về Quy hoạch xây dựng: Tất cả các công trình đều có trong các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chất lượng của các đồ án quy hoạch không đồng đều. Các quy hoạch thủy điện lớn thường được chuẩn bị, nghiên cứu rất kỹ, trải qua rất nhiều khâu thẩm định, xét duyệt khách quan. Không ít quy hoạch thủy điện của một số địa phương thường chạy theo ý chí, nguyện vọng của các địa phương, của doanh nghiệp muốn đầu tư vào thủy điện… nên chất lượng còn chưa cao và tính khách quan chưa đầy đủ.
b) Về Khảo sát xây dựng: Tất cả các công trình loại lớn và hầu hết công trình loại vừa, trước khi lập dự án và thiết kế đều được khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế – xã hội, môi trường, đặc điểm khí tượng – thủy văn, địa hình, địa chất, tuân thủ quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành tại thời điểm đầu tư xây dựng. Đa phần các công trình thủy điện nhỏ, thậm chí một số công trình loại vừa lại chưa tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về công tác khảo sát xây dựng.
c) Về Vật liệu xây dựng: Chế tạo và sử dụng các loại vật liệu xây dựng thông thường trong xây dựng công trình đều tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành tại thời điểm lập dự án đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên đối với các loại vật liệu mới như RCC hay bê tông mác cao được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi và thủy điện đều phải sử dụng tiêu chuẩn và công nghệ của nước ngoài cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình.
d) Về Thiết kế xây dựng: Tính toán thiết kế công trình đầu mối hồ chứa và nhà máy thủy điện đều tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn được cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên có nhiều công trình phải sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Nhiều nội dung tính toán thiết kế chưa được tiêu chuẩn hóa mà phải sử dụng tài liệu kỹ thuật khác trong đó có Sổ tay Kỹ thuật Thủy lợi. Trong những năm gần đây có một số công trình đã xảy ra sự cố trong quá trình thi công và quản lý khai thác. Ngoài nguyên nhân từ chất lượng thi công xây dựng chưa bảo đảm thì phần lớn các sự cố đã xảy ra có nguyên nhân từ sai sót trong tính toán thiết kế. Mà các sai sót này có nguyên nhân từ ý chí chủ quan của con người, hoặc trong tính toán đã không lường trước được các tải trọng tác động vào công trình, hoặc do tài liệu khảo sát chưa đầy đủ…
e) Về Thi công xây dựng công trình: Kỹ thuật thi công các công trình sử sử dụng vật liệu truyền thống như đất, đá, bê tông thủy công đều có các TCVN quy định. Công trình ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới nhưng chưa có TCVN và QCVN tương ứng đều phải sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài hoặc tài liệu hướng dẫn do chủ đầu tư quy định. Thi công xây dựng các công trình loại lớn và hầu hết các công trình loại vừa đều tuân thủ nghiêm túc quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan. Chất lượng thi công của không ít công trình loại nhỏ, thậm chí của một vài công trình loại vừa lại không cao, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết dẫn đến phát sinh sự cố, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
f) Về Thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí và kết cấu thép: Tất cả các loại thiết bị cơ khí và kết cấu thép cần thiết cho công trình đều có đủ các TCVN về thiết kế, chế tạo và nghiệm thu.
g) Về Quản lý, khai thác và bảo trì công trình: Hệ thống TCVN liên quan đến lĩnh vực này không nhiều, chủ yếu thuộc về hồ chứa thủy lợi. Tất cả 13 công trình đã điều tra khảo sát đều có quy trình quản lý, vận hành khai thác, được lập phù hợp với điều kiện riêng của từng công trình, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
h) Về Phòng chống cháy nổ và An toàn lao động: Hệ thống TCVN liên quan đến lĩnh vực này tương đối đầy đủ. Trong quản lý vận hành khai thác, tất cả các công trình đã điều tra khảo sát đều tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động.
3) Để nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp của các TCVN và QCVN đối với xây dựng công trình thủy điện, đề tài đã thực hiện các công việc chính sau đây:
– Đề xuất 04 nguyên tắc cơ bản và 04 tiêu chí cần phải tuân thủ khi nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp. Mỗi nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đều được phân tích kỹ cơ sở khoa học và thực tiễn.
– Sau khi đề xuất một số phương pháp phân loại và phân tích cơ sở khoa học của từng phương pháp phân loại, đề tài đã lựa chọn được phương pháp phân loại các TCVN và QCVN theo trình tự các bước như sau:
+ Bước 1: Phân loại theo 8 lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: i) Quy hoạch xây dựng; ii) Khảo sát xây dựng; iii) Vật liệu xây dựng; iv) Thiết kế xây dựng; v) Thi công xây dựng; vi) Thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí và Kết cấu thép; vii) Quản lý, khai thác và Bảo trì công trình; và viii) Phòng chống cháy nổ và An toàn lao động.
+ Bước 2: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong từng lĩnh vực tiếp tục chia thành từng nhóm có đặc tính kỹ thuật hoặc nhóm đối tượng áp dụng tương đồng nhau.
+ Bước 3: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong cùng một nhóm tiếp tục được phân loại theo thời gian ban hành.

4) Kết quả phân tích đánh giá mức độ phù hợp của từng lĩnh vực, từng nhóm đối tượng tiêu chuẩn và quy chuẩn so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế theo 04 tiêu chí đã đề xuất cho thấy:
i) Thời gian ban hành: Tất cả 27 QCVN đều có thời gian ban hành trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong tổng số 643 TCVN đã thống kê được cho thấy chỉ có 5,75% số tiêu chuẩn xây dựng mới. Số tiêu chuẩn được soát xét ban hành lại theo Luật số 68 chiếm tỷ lệ 48,06%, nhưng chỉ có rất ít trong số này sau đó được soát xét và ban hành lại lần 2. Có tới 46,19% số tiêu chuẩn ban hành trước năm 2007 nhưng chưa được soát xét ban hành lại theo Luật số 68. Trong đó 35,93% có thời gian ban hành trên 20 năm và 4,04% có thời gian ban hành trên 40 năm. Phần lớn tiêu chuẩn ban hành cách đây trên 20 năm đều lạc hậu, không (hoặc rất ít) được sử dụng.
ii) Tính đầy đủ và đồng bộ: Đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình. Tuy nhiên mức độ và phạm vi bao phủ lại không đồng đều, có lĩnh vực còn mỏng và thiếu các quy định cụ thể. Có những đối tượng quan trọng lại.không có tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào.
iii) Mức độ áp dụng tiến bộ KHCN: Các QCVN đều ban hành sau năm 2007 có mức độ áp dụng tiến bộ KHCN khá cao. Trong tổng số 643 TCVN thì có 53,81% xây dựng mới và ban hành lại theo Luật số 68, đều có áp dụng tiến bộ KHCN. Những tiêu chuẩn xây dựng mới đều là sản phẩm khoa học công nghệ hoặc được xây dựng trên cơ sở tài liệu kỹ thuật mới nhất của nước ngoài. Trong tổng số 297 tiêu chuẩn chưa được ban hành lại theo Luật số 68 có 35 tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở ISO, BS, IEC, ASTM, hoặc khối SEV. Những tiêu chuẩn này hoặc chưa có phiên bản mới, hoặc đã có phên bản mới nhưng chưa được cơ quan có trách nhiệm tìm hiểu để cập nhật. Trong số 262 tiêu chuẩn còn lại, có 215 tiêu chuẩn ban hành cách đây trên 20 năm hầu như rất ít được sử dụng, không được nghiên cứu chuyển đổi. Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn trong số đó vẫn còn được sử dụng, nhưng do được xây dựng trên cơ sở nền tảng công nghệ cũ, chưa được cập nhật các tiến bộ KHCN có liên quan.
d) Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế: Trong tổng số 643 TCVN chỉ có 8,86% được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của quốc tế và khu vực. Khoảng 91,14% số tiêu chuẩn còn lại không đáp ứng được yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn quốc tế.
5) Các QCVN và TCVN đã ban hành chưa đáp ứng hết được yêu cầu xây dựng công trình thủy lợi và công trình thủy điện. Không ít đối tượng có rất nhiều tiêu chuẩn, trong số đó có tiêu chuẩn đã lạc hậu nhưng chưa được cập nhật và nâng cấp về nội dung, có tiêu chuẩn mà nội dung của nó có sự trùng lặp ở các mức độ khác nhau. Ngược lại, không ít lĩnh vực và đối tượng quan trọng trong xây dựng lại có rất ít tiêu chuẩn và quy chuẩn. Các lĩnh vực và đối tượng chính sau đây cho đến nay vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào: i) Quy hoạch xây dựng công trình thủy điện; ii) Thiết kế, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trong các nhà máy thủy điện nói chung và cho từng loại nhà máy thủy điện đặc thù nói riêng; và iii) Quản lý, vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng công trình thủy điện.
6) Các kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất danh mục TCVN và QCVN cần xây dựng mới hoặc chỉnh sửa nâng cấp các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành. Sau khi giới thiệu và phân tích kỹ các cơ sở khoa học, đề tài đã đề xuất được danh mục tên dự kiến cũng như yêu cầu về nội dung của 39 TCVN và 13 QCVN cần xây dựng mới. Các dự án xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn được đề xuất nói trên đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản sau đây:
i) Các dự án nghiên cứu nâng cấp và cập nhật nội dung là những tiêu chuẩn, quy chuẩn do Bộ Công Thương đã nghiên cứu xây dựng. Các dự án được xây dựng mới thuộc lĩnh vực do bộ Công Thương quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực Thiết kế, Thi công xây dựng Công trình thủy điện thì các đối tượng thiết kế, thi công xây dựng nhà máy thủy điện do Bộ Công Thương quản lý … Hoặc các đối tượng thuộc lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo các loại thiết bị cơ khí và kết cấu thép là do Bộ Công Thương quản lý.
ii) Các dự án thuộc đối tượng và lĩnh vực mà Bộ Công Thương có thế mạnh trong trường hợp có sự đan xen về trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, ngành.
iii) Là những tiêu chuẩn và quy chuẩn rất cần thiết cho công tác quản lý kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình thủy điện nhưng chưa có tiêu chuẩn và quy chuẩn, hoặc đã có nhưng thiếu các quy định phù hợp với điều kiện làm việc của công trình thủy điện. Trong quá trình biên soạn, những nội dung nào đã có trong các TCVN hoặc QCVN đã ban hành thì viện dẫn, chỉ đưa vào những quy định mới mà các TCVN hoặc QCVN đã ban hành không có, hoặc đó là những quy định mang tính đặc thù riêng của loại công trình thủy điện.
iv) Nếu trong cùng một đối tượng áp dụng có quá nhiều tiêu chuẩn, có thể nghiên cứu thay thế một số TCVN có sự tương đồng về nội dung bằng một tiêu chuẩn mới, hoặc nghiên cứu tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa các tiêu chuẩn đã có vào trong một TCVN mới trên cơ sở viện dẫn các tiêu chuẩn đã ban hành và cập nhật bổ sung thêm các quy định mới cho phù hợp với đặc điểm riêng của công trình thủy điện.
7) Căn cứ vào yêu cầu về nội dung dự kiến đạt được của từng dự án tiêu chuẩn và quy chuẩn đề xuất, kết hợp tham khảo kinh phí xây dựng một số tiêu chuẩn và quy chuẩn có đối tượng và phạm vi áp dụng phù hợp với xây dựng công trình thủy điện đã ban hành, đề tài dự kiến tổng kinh phí cần thiết để xây dựng 13 QCVN và 39 TCVN nói trên là 21,5 tỷ đồng, trong đó:
– Xây dựng QCVN: 5,1 tỷ đồng.
– Xây dựng TCVN: 16,4 tỷ đồng.
8) Đề tài đề xuất 5 phương án về tiến độ thực hiện, bắt đầu từ năm 2020. Phương án tiến độ nhanh nhất là thực hiện trong vòng 6 năm, từ năm 2020 đến 2025. Phương án tiến độ dài nhất là thực hiện trong vòng 10 năm, từ năm 2020 đến 2029.
9) Kinh phí giành cho các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn có thể được lấy từ các nguồn sau đây: i) Ngân sách Nhà nước; ii) Kinh phí đầu tư tái sản xuất của các doanh nghiệp; iii) Kinh phí đầu tư từ các dự án xây dựng cơ bản; và iv) Hợp tác quốc tế về lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn.
3. Kết luận
Đề tài đã thực hiện và tuân thủ nghiêm túc theo đúng nội dung đề cương nghiên cứu được duyệt, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đề ra cho đề tài. Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội sau đây:
1) Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến xây dựng công trình thủy điện: Các TCVN và QCVN được xây dựng và ban hành dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến công trình thủy điện.
2) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Các tổ chức và cá nhân khi đã tham gia hoạt động liên quan đến xây dựng công trình thủy điện đều phải tuân thủ các quy định có liên quan được nêu trong TCVN và QCVN sẽ được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài.
3) Đối với kinh tế – xã hội và môi trường: Các hoạt động đầu tư xây dựng công trình thủy điện khi đã tuân thủ các quy định có liên quan được nêu trong TCVN và QCVN (sẽ được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài) sẽ giúp nâng cao chất lượng các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình thủy điện, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
4. Kiến nghị
1) Đề nghị Bộ Công Thương chấp thuận danh mục dự án xây dựng mới bao gồm 39 TCVN và 13 QCVN cùng dự toán kinh phí thực hiện các dự án này theo đề xuất của đề tài.
2) Tên và yêu cầu cơ bản của từng dự án cũng như kinh phí thực hiện của từng dự án mới chỉ là đề xuất ban đầu dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy từng trường hợp cụ thể cũng như yêu cầu xây dựng và phát triển ngành, có thể nghiên cứu điều chỉnh bổ sung dự án và kinh phí thực hiện cho phù hợp theo hướng sau đây:
– Đề xuất bổ sung thêm các dự án mới (bao gồm tên, yêu cầu về nội dung và kinh phí thực hiện) ngoài danh mục những dự án đã đề xuất.
– Chỉnh sửa tên, yêu cầu về nội dung và kinh phí thực hiện cho phù hợp hơn.
– Một dự án đã đề xuất có thể chia thành nhiều dự án nhỏ hơn hoặc một số dự án đã đề xuất có thể sẽ được sát nhập lại thành một dự án lớn hơn. Tên, nội dung và yêu cầu của từng dự án sau khi điều chỉnh cũng được thay đổi cho phù hợp.
3) Đề tài đã đề xuất 5 phương án về tiến độ thực hiện, bắt đầu từ năm 2020. Tùy thuộc khả năng cung cấp tài chính cũng như yêu cầu của thực tiễn trong những năm tới, Bộ Công Thương sẽ quyết định lựa chọn phương án đầu tư nào: phương án 6 năm, 7 năm, 8 năm, 9 năm, hoặc có thể dài hơn 10 năm.

Facebook
Twitter
LinkedIn