Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó

Tác giả: ThS. Phạm Ngọc Rư, ThS. Trần Vũ, ThS. Lê Nguyên Trung – Viện Năng lượng.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại.

1. Đặt vấn đề:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Với lĩnh vực thuỷ điện, BĐKH làm thay đổi các yếu tố đầu vào của nhà máy thủy điện như mưa, bốc hơi, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy mùa cạn, xói mòn lưu vực, bồi lắng hồ chứa… Những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất điện (an toàn năng lượng), an toàn công trình, ngập lụt, hạn hán…
Dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2020[4]: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW, trong đó: thuỷ điện chiếm 23,1%; thuỷ điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
Như vậy đến năm 2020, thủy điện giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam. Thuỷ điện chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu rộng đến các tác động và các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực này. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó” là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Thời gian thực hiện và kinh phí thực hiện[5]:
– Thời gian thực hiện: Nhiệm vụ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2014; Giai đoạn 2: từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015.
– Kinh phí thực hiện cho hai giai đoạn: 2,5tỷ đồng (Ngân sách nhà nước).
2. Nội dung nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian nghiên cứu trong các vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
+ Các mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ:
– Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu;
– Nhận dạng các tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện;
– Lựa chọn các tác động chủ yếu, các đối tượng nghiên cứu điển hình;
– Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện;
– Đề xuất các giải pháp ứng phó.
+ Các nội dung nghiên cứu:
– Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và các giải pháp ứng phó trên thế giới và ở Việt Nam;
– Xây dựng nội dung, quy trình và phương pháp thực hiện nhiệm vụ;
– Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp số liệu, dữ liệu kết quả điều tra, đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực và đề xuất giải pháp ứng phó;
– Phổ biến kết quả thực hiện, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ.

Xem bài đầy đủ

Facebook
Twitter
LinkedIn