Nghiên cứu xây dựng mô hình cải tạo lưới điện trung áp miền Bắc Việt Nam dựa trên chỉ tiêu chi phí biên dài hạn

GS.TS. Lã Văn Út – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
TS. Nguyễn Đức Hạnh – Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
Hiện trạng lưới điện trung áp (LĐTA) Việt Nam tồn tại khá nhiều cấp điện áp. Việc lựa chọn cấp điện áp, lộ trình cải tạo về cấp 22kV, vấn đề nên để tồn tại cấp 35 kV (hay không) ở một số khu vực… còn nhiều nội dung bàn cãi. Các kết luận định hướng cải tạo cần có cơ sở khoa học với các chỉ số định lượng so sánh kinh tế kỹ thuật. Bài báo này giới thiệu phương pháp nghiên cứu định hướng phát triển LĐTA. Phương pháp dựa trên việc đảm bảo tính kinh tế tổng thể trên cơ sở nghiên cứu các khu vực điển hình có diện tích phù hợp để tính toán, từ đó mở rộng thành định hướng cái tạo phát triển chung cho khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng chỉ tiêu LRMC (Long Run Marginal Cost) như một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để tính toán, so sánh các phương án quy hoạch phát triển lưới điện có cấu trúc điển hình. Dựa trên kết quả tính toán cho các khu vực điển hình, có thể đề xuất định hướng phát triển LĐTA miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn tới.

Do điều kiện lịch sử để lại, LĐTA Việt Nam hiện tồn tại khá nhiều cấp điện áp. Sự tồn tại nhiều cấp điện áp buộc phải sử dụng nhiều loại thiết bị với xuất sứ khác nhau, điều đó gây trở ngại trong vận hành và khó có thể thiết lập được chế độ làm việc kinh tế; thêm vào đó quá trình cải tạo và quy hoạch cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu các chỉ tiêu, định mức hợp lý . . . dẫn đến thiếu chính xác trong dự báo, lựa chọn thiết bị và lãng phí vốn đầu tư, kèm theo đó là quá trình gia tăng tổn thất, giảm chất lượng điện.

Tải bài đầy đủ

Facebook
Twitter
LinkedIn